CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học

Đại học Nông Lâm Tp.HCM

Latest topics
»  Bệnh di truyền ở Nam giới
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyTue Feb 21, 2012 10:06 am by ThanhMai

» fresh bud san pham moi dang chu y
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyMon Feb 13, 2012 4:42 pm by phuoc362

» Sản xuất protein máu từ lúa biến đổi gene
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyThu Nov 03, 2011 7:29 pm by Admin

» ai có tài liệu về trồng rau thuy canh khong cho xin voi? ---khoa minh lam dc nhu vay thi tot wa!--trồng hoa thì tuyệt vời-
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyFri Oct 21, 2011 6:52 pm by phuoc362

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyMon Oct 10, 2011 3:27 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyMon Oct 10, 2011 3:16 pm by tuquynh

» GÓP Ý CHO BƯỚC ĐI MỚI CHO CÂU LẠC BỘ
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyWed Oct 05, 2011 8:49 am by thienbinhdinh1988@gmail.c

» mình xin tài liệu về microarray và tổng hợp oligoncleotide nhân tạo
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyMon Oct 03, 2011 3:34 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c

» phan vi sinh
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. EmptyMon Oct 03, 2011 3:02 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c


You are not connected. Please login or register

PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP.

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin

Gửi thành viên CLB đề tài nghiên cứu khoa học của Đ/C Hùynh Thư, mọi thắc mắc sẽ được nêu phía dứơi bài này, tác giả hoan nghênh những trao đổi mang tính xây dựng và sẵn sàng giải đáp

PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP.
Huỳnh Thư1, Bùi Nguyệt Minh Tuyền2, Đinh Minh Hiệp3
1 Bộ môn Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM
3 Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

I. MỞ ĐẦU
Streptomyces có tiềm năng rất lớn trong việc sinh tổng hợp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, phân giải nhiều hợp chất phức tạp, kích thích sự phát triển của cây trồng, có vai trò quan trọng trong các chu trình vật chất ngoài tự nhiên. Đặc biệt, Streptomyces có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzyme thủy phân có hoạt tính cao [1,3,5,6]. Trên cơ sở đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và tìm kiếm những dòng Streptomyces có hoạt tính enzyme thủy phân cao phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn, đồng thời tạo nguồn giống sản xuất các chế phẩm hữu ích, góp phần phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Nguyên liệu

- Các mẫu đất dùng để phân lập xạ khuẩn được thu nhận tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, mẫu xác bã thực vật được thu nhận tại Bến Tre.
- Các dòng xạ khuẩn V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7 được cung cấp bởi Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Các dòng xạ khuẩn HX5, HX8, HX11, HX14, HX16, HX16,18, HX24, HX40, H20, H5,15 được cung cấp bởi ThS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Môi trường Gause điều chỉnh (g/l): 20g tinh bột; 3g MgSO4.7H2O; 3g K2HPO4; 1g KNO3; 0,5g NaCl; 0,01g FeSO4.7H2O; 20g agar. Hấp khử trùng 1210C trong 30 phút. [4]
2. Phương pháp
- Phương pháp phân lập xạ khuẩn: phân lập trên môi trường Gause bổ sung tetracycline nồng độ 20µg/ml.
- Phương pháp định tính hệ enzyme thủy phân: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp. trên môi trường Gause (thay tinh bột bằng cơ chất thích hợp) trong 6 ngày ở nhiệt độ phòng, đo đường kính vòng phân giải.
- Phương pháp thu dịch chiết enzyme: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp. trong môi trường cảm ứng 96 giờ ở nhiệt độ phòng, ly tâm 4000 vòng/phút, lọc dịch bên trên qua giấy lọc.
- Phương pháp xác định hoạt độ cellulase, mannanase: sử dụng CMC, guargum làm cơ chất; dựa trên định lượng glucose phóng thích theo phương pháp Miller [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ pectinase: sử dụng pectin làm cơ chất, dựa trên định lượng sản phẩm cuối galacturonic acid bằng phương pháp so màu [4]
- Phương pháp xác định hoạt độ protease: sử dụng casein làm cơ chất, xác định hoạt độ dựa trên phương pháp Anson cải tiến [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ amylase: định lượng tinh bột bị phân giải dựa trên cơ sở xác định mức độ giảm cường độ màu của hỗn hợp phản ứng với dung dịch Iod. [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ chitinase: sử dụng chitin huyền phù làm cơ chất, dựa trên định lượng sản phẩm cuối N-acetyl--D-glucosamine bằng phương pháp Elson-Morgan [2]
- Phương pháp định danh trên vùng 16S rRNA của Streptomyces.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân lập xạ khuẩn

Từ các mẫu thu thập, tiến hành phân lập được 35 dòng xạ khuẩn. Trong đó, 23 dòng/4 mẫu tại Nam Cát Tiên và 12 dòng/5 mẫu tại Bến Tre. Kết quả cho thấy mật độ xạ khuẩn khác nhau tùy thuộc vào địa điểm lấy mẫu, các mẫu lấy tại Nam Cát Tiên đa dạng hơn về chủng loại xạ khuẩn so với các mẫu lấy tại Bến Tre.
Quan sát đặc điểm hình thái trên môi trường Gause sau khi nuôi cấy 6 ngày ở nhiệt độ phòng dựa trên hình dạng khuẩn lạc, màu sắc khuẩn ty khí sinh, màu sắc khuẩn ty cơ chất, sắc tố khuếch tán trong môi trường. Đặc điểm hình thái các dòng phân lập được rất đa dạng. Khuẩn lạc chủ yếu hình tròn, mép trơn hay phóng xạ, thường có màu trắng hoặc xám, một số dòng sinh sắc tố khếch tán trong môi trường.
Tiến hành quan sát vi thể tiêu bản phòng ẩm sau 7 ngày trên môi trường Gause dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40X, 100X. Nhận thấy các dòng phân lập có đặc điểm hình dạng khuẩn ty, cuống sinh bào tử đặc trưng của Streptomyces nên có thể bước đầu khẳng định những dòng xạ khuẩn phân lập được thuộc giống Streptomyces.
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu110
Hình 1. Một số khuẩn lạc của Streptomyces trên môi trường ISP2 ở 28-30 0C, 5 ngày
(a) V2; (b) HX11; (c) HX14;(d) T22; (e) T13; (f) X15; (g) LA83; (f) LA60; (i) R2

PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu111
Hình 2.Một số hình dạng khuẩn ty và cuống
sinh bào tử trên tiêu bản phòng ẩm, độ phóng đại 40X.
(a) T11 ; (b) LA28 ; (c) X5;
(d) LA57; (e) B1; (f) LA88


2. Kết quả khảo sát hoạt tính hệ enzyme thủy phân dựa trên vòng phân giải cơ chất
Khảo sát hoạt tính 6 enzyme cellulase, pectinase, mannanase, chitinase, protease, amylase trên 53 dòng Streptomyces, vòng phân giải cơ chất được đo sau 6 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy cả 53 dòng khảo sát đều có khả năng sinh tổng hợp 6 loại enzyme trên với mức độ khác nhau.
Bảng 1. Tỷ lệ đường kính vòng phân giải cơ chất của các enzyme từ dịch nuôi cấy Streptomyces spp.
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu112
Bảng 1 cho thấy đa số các dòng Streptomyces spp. đều có khả năng phân giải cơ chất mạnh và nhiều dòng có khả năng phân giải mạnh nhiều nguồn cơ chất khác nhau. Điều này chứng tỏ hầu hết các dòng khảo sát có hoạt tính enzyme cao. Tuy nhiên, hoạt tính protease và amylase, nhất là hoạt tính amylase thấp hơn so với các enzyme còn lại. Chitinase và mannanase có hoạt tính cao hơn các enzyme khác với số lượng các dòng có đường kính vòng phân giải cơ chất lớn hơn 3cm của chitinase là 29 dòng (chiếm 54,72%) và mannanase là 22 dòng (chiếm 41,51%). Các dòng T11, LA35, LA60, LA61, LA83, V2, V3, V5, V6, H20 là những dòng có hoạt tính cao ở cả 6 enzyme khảo sát, các dòng này được sàng lọc và tiếp tục khảo sát hoạt độ.
3. Kết quả khảo sát hoạt độ hệ enzyme thủy phân dựa trên định lượng sản phẩm cuối
Tiến hành khảo sát hoạt độ enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. kể trên, kết quả được trình bày trong bảng 2. Theo một số nghiên cứu hoạt độ enzyme của xạ khuẩn trước đây, những dòng khảo sát có hoạt độ tương đối cao.

Bảng 2. Hoạt độ (Hđ) enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. có hoạt tính cao
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu113

Từ kết quả này, có thể chọn lọc ra những dòng có tiềm năng phục vụ trong những lĩnh vực ứng dụng enzyme, tùy vào đặc tính của từng dòng:
- Dòng T11 có hoạt độ chitinase (0,909 UI/ml), mannanase (77,533 UI/ml) cao nhất trong số các dòng khảo sát, các enzyme còn lại tuy không vượt trội so với các dòng còn lại nhưng so với một số nghiên cứu trước đây thì đây là một mức rất cao nên vừa có thể nghiên cứu ứng dụng tác động cộng hợp của nhiều loại enzyme hoặc tác động của chitinase, mannanase.
- Dòng LA35 có hoạt độ cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với hoạt độ cellulase (50,000 UI/ml), pectinase (18,920 UI/ml), chitinase (0,682 UI/ml), mannanase (62,000 UI/ml), protease (2,204 UI/ml), amylase (908,100 UI/ml). Kết quả định danh cho thấy LA35 có độ tương đồng cao về gen với loài: S. citricolor, S. sayamaensis.
- Dòng LA83 cũng có hoạt độ tương đối cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với hoạt độ cellulase (31,250 UI/ml), pectinase (23,420 UI/ml), chitinase (0,273 UI/ml), mannanase (54,267 UI/ml), protease (3,071UI/ml), amylase (1220,220 UI/ml) nên có thể sử dụng trong một số chế phẩm vi sinh phân giải xác bả thực vật.
- Dòng V2 có hoạt độ cellulase (87,500 UI/ml), protease (2,470 UI/ml), amylase (1049,940 UI/ml) tương đối cao so với một số nghiên cứu về Streptomyces trước đây, cần nghiên cứu thêm đặc tính này. Kết quả định danh cho thấy V2 có độ tương đồng cao về gen với một số loài: S. gougerotii, S. griseoaurantiacus, S. viridochromogene, S. ansochromogenes, S. misionensis.
- Dòng V3 có hoạt độ cellulase (112,500 UI/ml) cao vượt trội so với các dòng khác, gấp 2,4 lần hoạt độ trung bình (46,875 UI/ml) và 4,5 lần so với dòng LA61 và H20 có hoạt độ thấp nhất (25,000 UI/ml), có triển vọng cao trong việc nghiên cứu sản xuất cellulase. Kết quả định danh cho thấy V3 có độ tương đồng cao về gen với một số loài: S. costaricanu, S. graminearus, S. murinu, S. griseofuscus.
- Dòng V5 có hoạt độ amylase cao nhất (1558,800 UI/ml) gấp 5,5 lần dòng có hoạt độ amylase thấp nhất là H20 (281,790 UI/ml). Tuy nhiên, hoạt độ ở các enzyme còn lại chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp nên có thể ứng dụng V5 vào những lĩnh vực liên quan đến amylase.

IV. KẾT LUẬN
+ Streptomyces spp. phân bố ở các mẫu thu tại Nam Cát Tiên đa dạng hơn tại Bến Tre, sự phân bố này tùy thuộc vào điều kiện tại nơi lấy mẫu.
+ Hầu hết các dòng phân lập đều có hoạt tính enzyme thủy phân một số biopolymer (cellulase, amylase, protease, chitinase, pectinase, mannanase). Hoạt tính các enzyme chitinase, cellulase, mannanase, pectinase, amylase có sự chênh lệch khác biệt giữa các dòng, hoạt tính protease không có sự chênh lệch khác biệt.
+ Chọn được 10 chủng Streptomyces spp. (T11, LA35, LA60, LA61, LA83, V2, V3, V5, V6, H20) có khả năng sinh tổng hợp các enzyme chitinase, cellulase, mannanase, pectinase, amylase cao. Trong đó, các dòng LA35, LA83, V2 cho tổ hợp hoạt tính các enzyme nêu trên cao. Các dòng này có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm enzyme có hoạt tính cao hoặc tạo nguồn giống cho việc sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ trồng trọt, môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cohen M.F., Hideo Yamasaki, and Mark Mazzola. 2004. Bioremediation of soils by plant–microbe systems. International Journal of Green energy 1 : 301–312.
2. Phạm Thị Ánh Hồng. 2003. Kỹ thuật sinh hóa. Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 102-117
Karayana K.J.P. and M. Vijayalakshmi. 2008. Production of extracellular α-amylase by Streptomyces albidoflavus. Asian Journal of Biochemistry 3: 194-197.
3. Nicemol J. and Parukuttyamma P. 2006. Influence of mode of fermentation on production of polygalacturonase by a novel strain of Streptomyces lydicus. Food Technology and Biotechnology 44: 263–267.
4. Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết, 2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 2: Thí nghiệm vi sinh vật học. Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 112-129
5. Taechowisan T., J.F. Peberdy, S. Lumyong. 2003. Chitinase production by endophytic Streptomyces aureofaciens CMUAc130 and its antagonism against phytopathogenic fungi. Annals of Microbiology 53 (4): 447-461.
6. Trần Đinh Toại, Trần Thị Hồng, Lê Minh Trí, Đỗ Trung Sỹ, Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Hà Giang. 2008. Nghiên cứu sử dụng cellulase tách từ actinomycetes để xử lý phế thải nông nghiệp. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần IV “Hóa sinh và sinh học phân tử phục vụ nông, sinh, y học và công nghệ thực phẩm”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 901 – 903.




ISOLATE, STUDY ABOUT HYDROLASE ENZYMES OF STREPTOMYCES SPP.
Huynh Thu1, Bui Nguyet Minh Tuyen2, Dinh Minh Hiep3
1 University of Nong Lam HCMC
2 University of Science, VNU-HCM
3 Department of Science and Technology HCMC

SUMMARY
Streptomyces have high activity enzymes and distribute large amount in Viet Nam. So, the research was performed to study and search for high active Streptomyces strains, that will apply for the next research to produce useful products and contribute to develop Agriculture in Viet Nam. We isolated 23 strains from Nam Cat Tien samples, 12 strains from Ben Tre samples and were provided 18 strains by Department of Biochemistry and MSc. Nguyen Thi Dieu Hanh, University of Science, VNU-HCM. These strains were studied cellulase, amylase, protease, chitinase, pectinase, mannanase activities.
Result, V2, V3, V5, V6, H20, LA35, LA60, LA61, LA83, T11 have high activities of six enzymes. These are large potential strains, need to research carefully.

Chịu trách nhiệm chính
Họ và tên: Huỳnh Thư
Địa chỉ: 14R- Lý Chiêu Hoàng- P10- Q6- TP.HCM
Điện thoại: 01999 168 320 / 095 509 5284
Email: huynh_thu1987@yahoo.com


https://bioclub.forumvi.com

2PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Empty Bài báo của tui Fri Jan 08, 2010 10:16 am

HUYNHTHU



Thức mấy đêm để viết bài mà sao không thấy ai wan tâm hết vậy.
Sad

hasongphuong



Admin đã viết:Gửi thành viên CLB đề tài nghiên cứu khoa học của Đ/C Hùynh Thư, mọi thắc mắc sẽ được nêu phía dứơi bài này, tác giả hoan nghênh những trao đổi mang tính xây dựng và sẵn sàng giải đáp

PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP.
Huỳnh Thư1, Bùi Nguyệt Minh Tuyền2, Đinh Minh Hiệp3
1 Bộ môn Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM
3 Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

I. MỞ ĐẦU
Streptomyces có tiềm năng rất lớn trong việc sinh tổng hợp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, phân giải nhiều hợp chất phức tạp, kích thích sự phát triển của cây trồng, có vai trò quan trọng trong các chu trình vật chất ngoài tự nhiên. Đặc biệt, Streptomyces có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzyme thủy phân có hoạt tính cao [1,3,5,6]. Trên cơ sở đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và tìm kiếm những dòng Streptomyces có hoạt tính enzyme thủy phân cao phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn, đồng thời tạo nguồn giống sản xuất các chế phẩm hữu ích, góp phần phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Nguyên liệu

- Các mẫu đất dùng để phân lập xạ khuẩn được thu nhận tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, mẫu xác bã thực vật được thu nhận tại Bến Tre.
- Các dòng xạ khuẩn V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7 được cung cấp bởi Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Các dòng xạ khuẩn HX5, HX8, HX11, HX14, HX16, HX16,18, HX24, HX40, H20, H5,15 được cung cấp bởi ThS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Môi trường Gause điều chỉnh (g/l): 20g tinh bột; 3g MgSO4.7H2O; 3g K2HPO4; 1g KNO3; 0,5g NaCl; 0,01g FeSO4.7H2O; 20g agar. Hấp khử trùng 1210C trong 30 phút. [4]
2. Phương pháp
- Phương pháp phân lập xạ khuẩn: phân lập trên môi trường Gause bổ sung tetracycline nồng độ 20µg/ml.
- Phương pháp định tính hệ enzyme thủy phân: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp. trên môi trường Gause (thay tinh bột bằng cơ chất thích hợp) trong 6 ngày ở nhiệt độ phòng, đo đường kính vòng phân giải.
- Phương pháp thu dịch chiết enzyme: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp. trong môi trường cảm ứng 96 giờ ở nhiệt độ phòng, ly tâm 4000 vòng/phút, lọc dịch bên trên qua giấy lọc.
- Phương pháp xác định hoạt độ cellulase, mannanase: sử dụng CMC, guargum làm cơ chất; dựa trên định lượng glucose phóng thích theo phương pháp Miller [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ pectinase: sử dụng pectin làm cơ chất, dựa trên định lượng sản phẩm cuối galacturonic acid bằng phương pháp so màu [4]
- Phương pháp xác định hoạt độ protease: sử dụng casein làm cơ chất, xác định hoạt độ dựa trên phương pháp Anson cải tiến [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ amylase: định lượng tinh bột bị phân giải dựa trên cơ sở xác định mức độ giảm cường độ màu của hỗn hợp phản ứng với dung dịch Iod. [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ chitinase: sử dụng chitin huyền phù làm cơ chất, dựa trên định lượng sản phẩm cuối N-acetyl--D-glucosamine bằng phương pháp Elson-Morgan [2]
- Phương pháp định danh trên vùng 16S rRNA của Streptomyces.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân lập xạ khuẩn

Từ các mẫu thu thập, tiến hành phân lập được 35 dòng xạ khuẩn. Trong đó, 23 dòng/4 mẫu tại Nam Cát Tiên và 12 dòng/5 mẫu tại Bến Tre. Kết quả cho thấy mật độ xạ khuẩn khác nhau tùy thuộc vào địa điểm lấy mẫu, các mẫu lấy tại Nam Cát Tiên đa dạng hơn về chủng loại xạ khuẩn so với các mẫu lấy tại Bến Tre.
Quan sát đặc điểm hình thái trên môi trường Gause sau khi nuôi cấy 6 ngày ở nhiệt độ phòng dựa trên hình dạng khuẩn lạc, màu sắc khuẩn ty khí sinh, màu sắc khuẩn ty cơ chất, sắc tố khuếch tán trong môi trường. Đặc điểm hình thái các dòng phân lập được rất đa dạng. Khuẩn lạc chủ yếu hình tròn, mép trơn hay phóng xạ, thường có màu trắng hoặc xám, một số dòng sinh sắc tố khếch tán trong môi trường.
Tiến hành quan sát vi thể tiêu bản phòng ẩm sau 7 ngày trên môi trường Gause dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40X, 100X. Nhận thấy các dòng phân lập có đặc điểm hình dạng khuẩn ty, cuống sinh bào tử đặc trưng của Streptomyces nên có thể bước đầu khẳng định những dòng xạ khuẩn phân lập được thuộc giống Streptomyces.
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu110
Hình 1. Một số khuẩn lạc của Streptomyces trên môi trường ISP2 ở 28-30 0C, 5 ngày
(a) V2; (b) HX11; (c) HX14;(d) T22; (e) T13; (f) X15; (g) LA83; (f) LA60; (i) R2

PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu111
Hình 2.Một số hình dạng khuẩn ty và cuống
sinh bào tử trên tiêu bản phòng ẩm, độ phóng đại 40X.
(a) T11 ; (b) LA28 ; (c) X5;
(d) LA57; (e) B1; (f) LA88


2. Kết quả khảo sát hoạt tính hệ enzyme thủy phân dựa trên vòng phân giải cơ chất
Khảo sát hoạt tính 6 enzyme cellulase, pectinase, mannanase, chitinase, protease, amylase trên 53 dòng Streptomyces, vòng phân giải cơ chất được đo sau 6 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy cả 53 dòng khảo sát đều có khả năng sinh tổng hợp 6 loại enzyme trên với mức độ khác nhau.
Bảng 1. Tỷ lệ đường kính vòng phân giải cơ chất của các enzyme từ dịch nuôi cấy Streptomyces spp.
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu112
Bảng 1 cho thấy đa số các dòng Streptomyces spp. đều có khả năng phân giải cơ chất mạnh và nhiều dòng có khả năng phân giải mạnh nhiều nguồn cơ chất khác nhau. Điều này chứng tỏ hầu hết các dòng khảo sát có hoạt tính enzyme cao. Tuy nhiên, hoạt tính protease và amylase, nhất là hoạt tính amylase thấp hơn so với các enzyme còn lại. Chitinase và mannanase có hoạt tính cao hơn các enzyme khác với số lượng các dòng có đường kính vòng phân giải cơ chất lớn hơn 3cm của chitinase là 29 dòng (chiếm 54,72%) và mannanase là 22 dòng (chiếm 41,51%). Các dòng T11, LA35, LA60, LA61, LA83, V2, V3, V5, V6, H20 là những dòng có hoạt tính cao ở cả 6 enzyme khảo sát, các dòng này được sàng lọc và tiếp tục khảo sát hoạt độ.
3. Kết quả khảo sát hoạt độ hệ enzyme thủy phân dựa trên định lượng sản phẩm cuối
Tiến hành khảo sát hoạt độ enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. kể trên, kết quả được trình bày trong bảng 2. Theo một số nghiên cứu hoạt độ enzyme của xạ khuẩn trước đây, những dòng khảo sát có hoạt độ tương đối cao.

Bảng 2. Hoạt độ (Hđ) enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. có hoạt tính cao
PHÂN LẬP XẠ KHUẨN VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME THỦY PHÂN CỦA STREPTOMYCES SPP. Thu113

Từ kết quả này, có thể chọn lọc ra những dòng có tiềm năng phục vụ trong những lĩnh vực ứng dụng enzyme, tùy vào đặc tính của từng dòng:
- Dòng T11 có hoạt độ chitinase (0,909 UI/ml), mannanase (77,533 UI/ml) cao nhất trong số các dòng khảo sát, các enzyme còn lại tuy không vượt trội so với các dòng còn lại nhưng so với một số nghiên cứu trước đây thì đây là một mức rất cao nên vừa có thể nghiên cứu ứng dụng tác động cộng hợp của nhiều loại enzyme hoặc tác động của chitinase, mannanase.
- Dòng LA35 có hoạt độ cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với hoạt độ cellulase (50,000 UI/ml), pectinase (18,920 UI/ml), chitinase (0,682 UI/ml), mannanase (62,000 UI/ml), protease (2,204 UI/ml), amylase (908,100 UI/ml). Kết quả định danh cho thấy LA35 có độ tương đồng cao về gen với loài: S. citricolor, S. sayamaensis.
- Dòng LA83 cũng có hoạt độ tương đối cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với hoạt độ cellulase (31,250 UI/ml), pectinase (23,420 UI/ml), chitinase (0,273 UI/ml), mannanase (54,267 UI/ml), protease (3,071UI/ml), amylase (1220,220 UI/ml) nên có thể sử dụng trong một số chế phẩm vi sinh phân giải xác bả thực vật.
- Dòng V2 có hoạt độ cellulase (87,500 UI/ml), protease (2,470 UI/ml), amylase (1049,940 UI/ml) tương đối cao so với một số nghiên cứu về Streptomyces trước đây, cần nghiên cứu thêm đặc tính này. Kết quả định danh cho thấy V2 có độ tương đồng cao về gen với một số loài: S. gougerotii, S. griseoaurantiacus, S. viridochromogene, S. ansochromogenes, S. misionensis.
- Dòng V3 có hoạt độ cellulase (112,500 UI/ml) cao vượt trội so với các dòng khác, gấp 2,4 lần hoạt độ trung bình (46,875 UI/ml) và 4,5 lần so với dòng LA61 và H20 có hoạt độ thấp nhất (25,000 UI/ml), có triển vọng cao trong việc nghiên cứu sản xuất cellulase. Kết quả định danh cho thấy V3 có độ tương đồng cao về gen với một số loài: S. costaricanu, S. graminearus, S. murinu, S. griseofuscus.
- Dòng V5 có hoạt độ amylase cao nhất (1558,800 UI/ml) gấp 5,5 lần dòng có hoạt độ amylase thấp nhất là H20 (281,790 UI/ml). Tuy nhiên, hoạt độ ở các enzyme còn lại chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp nên có thể ứng dụng V5 vào những lĩnh vực liên quan đến amylase.

IV. KẾT LUẬN
+ Streptomyces spp. phân bố ở các mẫu thu tại Nam Cát Tiên đa dạng hơn tại Bến Tre, sự phân bố này tùy thuộc vào điều kiện tại nơi lấy mẫu.
+ Hầu hết các dòng phân lập đều có hoạt tính enzyme thủy phân một số biopolymer (cellulase, amylase, protease, chitinase, pectinase, mannanase). Hoạt tính các enzyme chitinase, cellulase, mannanase, pectinase, amylase có sự chênh lệch khác biệt giữa các dòng, hoạt tính protease không có sự chênh lệch khác biệt.
+ Chọn được 10 chủng Streptomyces spp. (T11, LA35, LA60, LA61, LA83, V2, V3, V5, V6, H20) có khả năng sinh tổng hợp các enzyme chitinase, cellulase, mannanase, pectinase, amylase cao. Trong đó, các dòng LA35, LA83, V2 cho tổ hợp hoạt tính các enzyme nêu trên cao. Các dòng này có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm enzyme có hoạt tính cao hoặc tạo nguồn giống cho việc sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ trồng trọt, môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cohen M.F., Hideo Yamasaki, and Mark Mazzola. 2004. Bioremediation of soils by plant–microbe systems. International Journal of Green energy 1 : 301–312.
2. Phạm Thị Ánh Hồng. 2003. Kỹ thuật sinh hóa. Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 102-117
Karayana K.J.P. and M. Vijayalakshmi. 2008. Production of extracellular α-amylase by Streptomyces albidoflavus. Asian Journal of Biochemistry 3: 194-197.
3. Nicemol J. and Parukuttyamma P. 2006. Influence of mode of fermentation on production of polygalacturonase by a novel strain of Streptomyces lydicus. Food Technology and Biotechnology 44: 263–267.
4. Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết, 2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 2: Thí nghiệm vi sinh vật học. Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 112-129
5. Taechowisan T., J.F. Peberdy, S. Lumyong. 2003. Chitinase production by endophytic Streptomyces aureofaciens CMUAc130 and its antagonism against phytopathogenic fungi. Annals of Microbiology 53 (4): 447-461.
6. Trần Đinh Toại, Trần Thị Hồng, Lê Minh Trí, Đỗ Trung Sỹ, Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Hà Giang. 2008. Nghiên cứu sử dụng cellulase tách từ actinomycetes để xử lý phế thải nông nghiệp. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần IV “Hóa sinh và sinh học phân tử phục vụ nông, sinh, y học và công nghệ thực phẩm”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 901 – 903.




ISOLATE, STUDY ABOUT HYDROLASE ENZYMES OF STREPTOMYCES SPP.
Huynh Thu1, Bui Nguyet Minh Tuyen2, Dinh Minh Hiep3
1 University of Nong Lam HCMC
2 University of Science, VNU-HCM
3 Department of Science and Technology HCMC

SUMMARY
Streptomyces have high activity enzymes and distribute large amount in Viet Nam. So, the research was performed to study and search for high active Streptomyces strains, that will apply for the next research to produce useful products and contribute to develop Agriculture in Viet Nam. We isolated 23 strains from Nam Cat Tien samples, 12 strains from Ben Tre samples and were provided 18 strains by Department of Biochemistry and MSc. Nguyen Thi Dieu Hanh, University of Science, VNU-HCM. These strains were studied cellulase, amylase, protease, chitinase, pectinase, mannanase activities.
Result, V2, V3, V5, V6, H20, LA35, LA60, LA61, LA83, T11 have high activities of six enzymes. These are large potential strains, need to research carefully.

Chịu trách nhiệm chính
Họ và tên: Huỳnh Thư
Địa chỉ: 14R- Lý Chiêu Hoàng- P10- Q6- TP.HCM
Điện thoại: 01999 168 320 / 095 509 5284
Email: huynh_thu1987@yahoo.com


Cám ơn thông tin đề tài của Bạn nhen!Mình chưa bao giờ phân lập xạ khuẩn cả!Nhưng xem xong thì mình nghĩ là mình có thể làm được rùi!
THanks thanks^_^

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết