CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học

Đại học Nông Lâm Tp.HCM

Latest topics
»  Bệnh di truyền ở Nam giới
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyTue Feb 21, 2012 10:06 am by ThanhMai

» fresh bud san pham moi dang chu y
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyMon Feb 13, 2012 4:42 pm by phuoc362

» Sản xuất protein máu từ lúa biến đổi gene
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyThu Nov 03, 2011 7:29 pm by Admin

» ai có tài liệu về trồng rau thuy canh khong cho xin voi? ---khoa minh lam dc nhu vay thi tot wa!--trồng hoa thì tuyệt vời-
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyFri Oct 21, 2011 6:52 pm by phuoc362

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyMon Oct 10, 2011 3:27 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyMon Oct 10, 2011 3:16 pm by tuquynh

» GÓP Ý CHO BƯỚC ĐI MỚI CHO CÂU LẠC BỘ
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyWed Oct 05, 2011 8:49 am by thienbinhdinh1988@gmail.c

» mình xin tài liệu về microarray và tổng hợp oligoncleotide nhân tạo
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyMon Oct 03, 2011 3:34 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c

» phan vi sinh
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU EmptyMon Oct 03, 2011 3:02 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c


You are not connected. Please login or register

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin

1. CÁC PHẦN CHỦ YẾU CỦA ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Các phần chủ yếu của đề cương nghiên cứu thực hiện khoá luận tốt nghiệp bao gồm:

      1. Thông tin chung về đề tài



      2. Tên đề tài



      3. Đặt vấn đề



      4. Tổng quan tài liệu



      5. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu



      6. Dự kiến kết quả



      7. Kế hoạch thực hiên



      8. Dự trù vật tư, thiết bị, kinh phí



      9. Tài liệu tham khảo



      10. Phụ lục (nếu có)



      11. Xác nhận thông qua đề cương

2. HƯỚNG DẪN VIẾT CÁC PHẦN CHỦ YẾU CỦA ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
2.1. Thông tin chung về đề tài
Gồm: tên đề tài, họ tên và đơn vị quản lý của người thực hiện, họ tên (chức
danh, học vị) và đơn vị quản lý của người (hoặc những người) hướng dẫn.
(Xem phụ lục 1)

Tên đề tài
Tên đề tài phải nêu được vấn đề mà nghiên cứu nhằm giải quyết cũng như phạm
vi giới hạn (đối tượng, không gian, thời gian...) của nghiên cứu.

Tên đề tài phải viết hết sức ngắn gọn, từ ngữ phải cụ thể và chính xác về
mặt khoa học, đại chúng, không có từ thừa, từ lặp, không được viết tắt.

2.2.
Đặt vấn đề

Đặt vấn đề phải làm cho người đọc hiểu được tính khoa học và cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Bước thứ nhất: Xác lập lĩnh vực nghiên cứu bằng một, hai hoặc cả ba cách sau:


    • Giải thích tại sao vấn đề nghiên cứu là quan trọng, cần thiết;
    • Đi từ vấn đề chung tới vấn đề cụ thể;
    • Tóm tắt các nghiên cứu trước đó có liên quan.

Bước thứ hai: Xác định vấn đề nghiên cứu bằng một trong các cách sau:


    • Chỉ ra được vấn đề mà nghiên cứu trước đây chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa trọn vẹn;
    • Đặt ra một câu hỏi;
    • Tiếp tục phát triển một vấn đề đã nghiên cứu trước đây;
    • Phản bác lại một vấn đề đã nghiên cứu trước đây.

Bước thứ ba: Đề xuất giải pháp bằng một trong các cách sau


    • Nêu mục đích nghiên cứu (có thể nêu khái quát về phương pháp dùng trong nghiên cứu);
    • Tuyên bố về những vấn đề gì sẽ được giải quyết trong nghiên cứu;
    • Chỉ ra cấu trúc trình tự của vấn đề sẽ nghiên cứu giải quyết.

2.3.
Tổng quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là phần tập hợp các công trình nghiên cứu liên quan nhằm
làm cho người đọc khảo sát và hiểu được vấn đề nghiên cứu.

Về nguyên tắc, viết tổng quan tài liệu là cách viết đánh giá các nghiên
cứu đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đang được đề cập. Nói
cách khác, tổng quan tài liệu là sự đánh giá có hệ thống các nghiên cứu
đã công bố, chỉ ra mối liên quan giữa các nghiên cứu đó và mối quan hệ
của chúng với vấn đề nghiên cứu đang được đề cập. Lưu ý rằng, tổng quan
tài liệu không phải là sự tóm tắt, liệt kê các nghiên cứu đã được công
bố.


Phần tổng quan tài liệu gồm hai nội dung chính:

  • Những nguyên lý, nguyên tắc chung liên quan tới vấn đề nghiên cứu;
  • Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới vấn đề
    nghiên cứu.

2.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu là bản thiết kế của đề tài nghiên cứu,
nhằm giải thích cho người đọc làm thế nào để có được kết quả, đáp ứng
được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Phần này gồm các nội dung sau:
- Vật liệu
Phải mô tả số lượng, nguồn gốc, đặc trưng kỹ thuật của các nguồn vật liệu
được sử dụng trong nghiên cứu một cách chính xác: số lượng, giống hoặc
chủng loài, tuổi, giới tính, khối lượng, trạng thái sinh lý... của các
con vật, cây trồng, vi sinh vật...; chế độ nuôi (dinh dưỡng, cách thức chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh...); thời gian và không gian sử dụng các vật liệu...

Đối với hoá chất, kít, chủng vi sinh vật, nấm và các chất chuẩn, phải nêu
rõ nguồn gốc (hãng sản xuất hoặc nơi cung cấp). Đối với thiết bị chuyên
dụng phải nêu rõ tên máy, ký mã hiệu máy, hãng và nước sản xuất.

- Nội dung nghiên cứu
Nêu các nội dung nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra.

- Phương pháp nghiên cứu
Mô tả thiết kế phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung nghiên
cứu: cách điều tra, lấy mẫu, bố trí thí nghiệm. Chỉ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu đã được tiêu chuẩn hóa hoặc đã được các nghiên cứu
trước sử dụng, trích dẫn tài liệu mô tả các phương pháp này.

- Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá
Nêu các chỉ tiêu đánh giá tương ứng với từng phương pháp nghiên cứu, cách
theo dõi các chỉ tiêu. Chỉ sử dụng các chỉ tiêu theo dõi đã được tiêu
chuẩn hóa hoặc đã được các nghiên cứu trước sử dụng. Cần trích dẫn tài
liệu mô tả cách theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu này.

- Xử lý số liệu
Nêu cách xử lý dữ liệu với các nội dung:


    • Sử dụng các phương pháp nào để xử lý, phân tích dữ liệu;
    • Tính các tham số thống kê nào; phương pháp phân tích, so sánh, ước lượng các giả thiết nào, sử dụng các phần mềm nào?...

Chú ý: Không mô tả chi tiết cách phân tích các chỉ tiêu hóa học, sinh lý,
sinh hóa; không chép lại các công thức tính tham số thống kê...

2.5. Dự kiến kết quả
Phần này nhằm làm cho người đọc hình dung được những kết quả thu được khi
kết thúc nghiên cứu đề tài. Các kết quả dự kiến phải nhằm đạt được mục
đích nghiên cứu đã đề cập trong phần đặt vấn đề.

2.7. Kế hoạch thực hiện
Nêu rõ kế hoạch và thời gian thực hiện các nội dung, các công đoạn của quá
trình triển khai đề tài nghiên cứu, bao gồm cả khâu viết và hoàn thành
khóa luận.

Cần chỉ rõ các nội dung công việc chủ yếu trong quá trình chuẩn bị, triển
khai, kế thúc điều tra, thí nghiệm, xử lý và phân tích dữ liệu, viết
khóa luận... dưới hình thức tiến độ thực hiện:

Tiến độ thực hiện đề tài

Nội
dung công việc
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4
Tháng thứ 5
1.
2.
...
Xác nhận thông qua đề cương của Giáo viên hướng dẫn
[/size]

https://bioclub.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết