CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CLB Phát Triển Ý Tưởng Khoa Học

Đại học Nông Lâm Tp.HCM

Latest topics
»  Bệnh di truyền ở Nam giới
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyTue Feb 21, 2012 10:06 am by ThanhMai

» fresh bud san pham moi dang chu y
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyMon Feb 13, 2012 4:42 pm by phuoc362

» Sản xuất protein máu từ lúa biến đổi gene
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyThu Nov 03, 2011 7:29 pm by Admin

» ai có tài liệu về trồng rau thuy canh khong cho xin voi? ---khoa minh lam dc nhu vay thi tot wa!--trồng hoa thì tuyệt vời-
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyFri Oct 21, 2011 6:52 pm by phuoc362

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyMon Oct 10, 2011 3:27 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyMon Oct 10, 2011 3:16 pm by tuquynh

» GÓP Ý CHO BƯỚC ĐI MỚI CHO CÂU LẠC BỘ
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyWed Oct 05, 2011 8:49 am by thienbinhdinh1988@gmail.c

» mình xin tài liệu về microarray và tổng hợp oligoncleotide nhân tạo
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyMon Oct 03, 2011 3:34 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c

» phan vi sinh
SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009 EmptyMon Oct 03, 2011 3:02 pm by thienbinhdinh1988@gmail.c


You are not connected. Please login or register

SEMINAR THẦY ĐINH MINH HIỆP -26-09-2009

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin

ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG NGHỆ SINH HỌC



VIỆT NAM -
TP.HỒ CHÍ MINH



Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020”



1. Mục tiêu tổng quát:


Tạo ra các
giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học
nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu
cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ
lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.


2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:


a) Giai đoạn 2006 - 2010:


§ Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số
công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với
điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam.


§ Hình thành và từng bước phát triển ngành công
nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô
công nghiệp với chất lượng và sức cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng
và xuất khẩu.


§ Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật
nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một
số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm
trên đồng ruộng.


§ Tăng cường được một bước cơ bản trong việc
xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua đào tạo được đội
ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho
một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở
các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các
phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại; tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng
lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp.


b) Giai đoạn 2011 - 2015:


§ Phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học hiện đại,
trong đó tập trung mạnh vào công nghệ gen; tiếp cận các khoa học mới như: hệ
gen học, tin sinh học, protein học, biến dưỡng học, công nghệ nano trong công
nghệ sinh học nông nghiệp; đưa công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình
độ khá trong khu vực.


§ Đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu cho một
số lĩnh vực công nghệ sinh học mới; tập trung đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá một
số phòng thí nghiệm công nghệ sinh học nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến của
thế giới.


§ Đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản
xuất; ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật.


§ Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học
nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học nông nghiệp phục vụ tốt
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.


§ Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp từ 20
đến 30% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của
ngành nông nghiệp.


Tầm nhìn đến 2020:


Ø Công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt
trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt
trình độ tiên tiến của thế giới.


Ø Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới
tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện
tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu
về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện
tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học;
đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.


Ø Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp trên
50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của
ngành nông nghiệp.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Giới thiệu một số nội dung nghiên cứu triển khai
a) Cây trồng nông nghiệp:

§ Nghiên cứucơ bản về công nghệ gen và công nghệ tế bào như: lập bản đồ gen, hệ gen, tách
chiết gen, nghiên cứu sự biểu hiện tính trạng của gen biến nạp nhờ các các công nghệ chuyển gen khác nhau để tạo cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen; nghiên cứu quy luật hình thành và phát sinh mô sẹo phôi hoá và phôi vô tính ở một số cây kinh tế quan trọng.

§ Nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo được một số giống cây trồng mới bằng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phưng pháp chỉ thị phân tử) với các đặc tính nông, sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu, bệnh và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. Đến năm 2010, đưa một số giống cây trồng mới (gồm: 5 giống lúa thuần, 3 giống lúa lai, 2 giống ngô lai) là sản phẩm của công nghệ tế bào và phưng pháp chỉ thị phân tử vào sản xuất đại trà. Đến năm 2011, một số giống biến đổi gen (như: bông, ngô, đậu tương) được đưa vào sản xuất.

§ Triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống trên quy mô toàn quốc để sản xuất thử sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, đáp ứng tốt nhu cầu về giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh.

§ Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng.

§ Xác lập "dấu tay di truyền" (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa của Việt Nam để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng ở Việt Nam.

b) Cây lâm nghiệp:

§ Nghiên cứu ứng dụng, tạo được một số giống cây lâm nghiệp mới bằng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phưng pháp chỉ thị phân tử) với đặc tính lâm, sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu hại thân, hại lá và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. Tạo được 2 - 4 dòng keo và bạch đàn ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và hàm lượng lignin thấp. Xây dựng thư viện axít deoxyribonucleic (ADN) cho một số loại cây lâm nghiệp và cây bản địa.

§ Ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp. Tạo được 2-3 giống
keo và tràm đa bội thể, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và sức chống chịu sâu, bệnh cao. Phát triển công nghiệp vi nhân giống và đáp ứng đủ nhu cầu về giống cây lâm nghiệp vào năm 2015.

§ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, phân vi
sinh phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng lâm nghiệp. Đến năm 2010, nghiên cứu tạo được 2 - 3 chế phẩm bảo vệ thực vật và phân bón chức năng đặc thù cho cây lâm nghiệp; đến năm 2015, phát triển ở quy mô công nghiệp các chế phẩm bảo vệ thực vật và phân bón chức năng dùng cho cây lâm nghiệp.

c) Vật nuôi:

§ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phưng pháp chỉ thị phân tử) để tạo ra một số giống vật nuôi (gia cầm, lợn, bò) mới: ở mỗi loài tạo được 1 - 2 dòng có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

§ Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các công nghệ tế bào động vật tiên tiến để nâng cao hiệu
quả sinh sản của vật nuôi phục vụ tốt cho công tác lưu giữ, bảo quản, bảo tồn các tế bào sinh dục và đánh giá chất lượng vật nuôi; ứng dụng phương pháp cắt phôi và cải tiến phưng pháp thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ lĩnh vực sinh sản động vật. Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi. ứng dụng công nghệ gen để xác định giới tính phôi bò ở 7 ngày tuổi.

§ Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi chức năng; phấn đấu để sản xuất và đáp ứng được nhu cầu cơ bản về vắc xin cho vật nuôi vào năm 2015.

d) Vi sinh vật:

§ Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm bảo vệ thực vật phun cho cây và bón cho đất để có thể kiểm soát được 10 loại dịch hại quan trọng; có 10 sản phẩm được thương mại hoá. Xây dựng mô hình để ứng dụng rộng rãi các chế phẩm bảo vệ thực vật trên rau, cà phê, chè, hoa, nho, bông.

§ Nghiên cứu khai thác hệ vi sinh vật đất để phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng.
Xây dựng được 1 - 2 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và mô hình sử dụng chế phẩm; xây dựng được 1 - 2 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất.

§ Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản; đẩy mạnh ứng dụng chúng trong bảo quản sau thu hoạch, bảo quản lâu dài và chế biến nông sản.

§ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt; xử lý ô nhiễm môi trường ở khu vực chăn nuôi, làng nghề, nông thôn, nhà máy chế biến thực phẩm và chế biến cao su. Tạo được 5 quy trình xử lý phụ phẩm để chế biến phế thải nông nghiệp; 5 mô hình xử lý bã mía, phế thi chăn nuôi; 5 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình chế biến công nghiệp.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2007 Về
việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến đến năm 2020”



1. Mục
tiêu tổng quát:



Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh
học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các công nghệ sinh học
hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


2. Mục
tiêu cụ thể:



a) Giai
đoạn đến 2010:



§
Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học tiên
tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu và làm chủ các công nghệ sinh học
hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ngoài phù hợp với điều kiện
sản xuất ở nước ta; ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này vào sản
xuất để chủ động tạo ra các sản phẩm công nghiệp chế biến có chất lượng tốt và
sức cạnh tranh cao trên thị trường;


§ Sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm
enzym (kể cả enzym tái tổ hợp), protein, axít hữu cơ, axít amin, các chế phẩm
vi sinh (bao gồm cả các sản phẩm biến đổi gen), các hoạt chất sinh học, chất phụ
gia, nhiên liệu sinh học… đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến,
phục vụ tốt các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và y tế;


§ Xây dựng và phát triển mạnh công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công
nghiệp chế biến để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm chế biến thực phẩm,
hàng tiêu dùng có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và xuất khẩu;


§ Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, bao gồm: đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao, đào tạo kỹ thuật viên để triển khai và ứng dụng công
nghệ sinh học tại các cơ sở sản xuất, chế biến; tuyển chọn, công nhận đơn vị chủ
trì và tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ vi sinh, hoàn
thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ
enzym và protein; đầu tư chiều sâu để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng
và hiện đại hóa mạng lưới các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến.


§ b) Giai đoạn 2011 - 2015:


§ Ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ sinh học hiện
đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh
công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt,
hiệu suất lên men cao và ổn định trong sản xuất ở quy mô công nghiệp; sản xuất
các loại enzym tái tổ hợp; đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến của nước ta phát triển đạt trình độ khá trong khu vực;


§ Phát triển mạnh và bền vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực
công nghiệp chế biến; tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu;


§ Tăng cường được một bước quan trọng về tiềm lực, bao gồm đào tạo nguồn
nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;


§
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến đóng góp từ 20 đến 25% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào
giá trị gia tăng của ngành công nghệ chế biến.


§ c) Tầm nhìn đến 2020:


§ Đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến của nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một
số lĩnh vực đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới;


§ Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp trên 40%
tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của ngành công
nghệ chế biến.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Giới thiệu
một số nội dung nghiên cứu triển khai



a) Công nghệ
vi sinh:



§
Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình
công nghệ, thiết bị lên men vi sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến
thực phẩm (bia rượu, nước chấm, nước giải khát, thịt, cá và các nông, lâm, thuỷ,
hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá
dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức
cạnh tranh cao trên thị trường;


§
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để
sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi
sinh (sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, mầu thực phẩm, axít hữu
cơ, axit amin, protein đơn bào và đa bào...) phục vụ công nghiệp chế biến thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược,
nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng...; kiểm soát được chất lượng nguyên liệu
và các sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ công nghệ biến đổi gen trong công
nghiệp chế biến;


§
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại
để phân lập và tạo ra các chủng vi sinh vật mới, có chất lượng tốt, ổn định, hiệu
suất lên men cao góp phần phát triển mạnh ngành công nghệ chế biến;


§
Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ
vi sinh đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất
lượng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
chế biến.


b) Công nghệ
enzym và protein:



§ Nghiên
cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ
enzym ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (các loại đường, tinh
bột, bia rượu, nước chấm, nước giải khát và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác);
thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu
sinh học, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao
trên thị trường;


§ Nghiên
cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất
ở quy mô công nghiệp các chế phẩm enzym, protein phục vụ cho ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất,
nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học và hàng tiêu dùng;


§ Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để sản xuất thử nghiệm một số enzym
tái tổ hợp phục vụ công nghiệp chế biến;


§ Nghiên
cứu và sản xuất dây chuyền thiết bị đồng bộ ứng dụng enzym và protein trong
công nghiệp chế biến ở quy mô vừa và nhỏ;


§ Ứng
dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ enzym và protein đã được nghiên cứu,
tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm
và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Quyết định số
97/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
"Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến
năm 2020"



1. Mục tiêu tổng
quát:



Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản
có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản
xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ sản. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng
công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường,
phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.


2. Mục tiêu cụ thể
cho từng giai đoạn:


a) Giai đoạn từ
nay đến năm 2010:



§
Nghiên cứu tạo ra và ứng dụng vào sản xuất một
số giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao; tạo ra các chế phẩm công nghệ
sinh học thuỷ sản mới, đặc biệt là thức ăn và thuốc chữa bệnh phục vụ có hiệu
quả cho nuôi trồng thủy sản và giảm thất thoát sau thu hoạch; tăng tỷ lệ các sản
phẩm thuỷ, hải sản qua chế biến;


§
Ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trị có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm thường gặp trên các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực;
xử lý chất thải và phế thải từ nuôi trồng, chế biến thuỷ sản phục vụ bảo vệ môi
trường; bảo tồn, phát triển, khai thác hợp lý và sử dụng bền vững các nguồn gen
động vật thuỷ và vi tảo biển;


§
Tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật
và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy
sản;


§
Bảo đảm 30% nhu cầu giống các đối tượng nuôi
thủy sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng,
cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh;
sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 15% nhờ phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản.


b) Giai đoạn
2011 - 2015:



§
Tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản,
chế phẩm công nghệ sinh học, vacxin mới… phục vụ nuôi trồng, phòng bệnh và điều
trị một số bệnh nguy hiểm, thường gặp ở các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực;
phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ, hải sản. Bước đầu phát
triển ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản;


§
Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học,
phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản
thêm một bước;


§
Bảo đảm 70% nhu cầu giống các đối tượng nuôi
thuỷ sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng,
cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh;
sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 20% nhờ phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản.


c) Tầm nhìn đến
năm 2020:



§
Đưa công nghệ sinh học thuỷ sản đạt trình độ
các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Hình thành được mạng lưới các
doanh nghiệp công nghệ sinh học thuỷ sản vừa và nhỏ, hoạt động có hiệu quả phục
vụ tốt việc nuôi trồng, phòng trị bệnh và chế biến thuỷ sản;


§
Bảo đảm 100% nhu cầu giống các đối tượng nuôi
thuỷ sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng,
cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) được sản xuất là giống có chất lượng cao, sạch
bệnh, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau; sản lượng các đối tượng nuôi trồng
thủy sản chủ lực tăng 30% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực thuỷ sản.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Giới thiệu một
số nội dung nghiên cứu triển khai



a) Sản xuất giống thuỷ sản:


Ø Kết hợp chọn giống truyền thống với phân tích
biến dị ADN và sử dụng kỹ thuật gen để lựa chọn gen quý, ưu việt trong chọn giống
các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực quan trọng (tôm sú, cá rô phi, cá tra, tôm
càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...); tạo giống có
tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, khả năng kháng bệnh, chịu lạnh
cao;


Ø Ứng dụng các công nghệ di truyền như chuyển cấy
gen, đa bội thể, điều khiển giới tính để tạo ra giống cá rô phi sinh trưởng
nhanh, cá rô phi toàn đực, tôm càng xanh toàn đực, tôm sú toàn cái;


Ø Ứng dụng công nghệ sinh học (dinh dưỡng, sinh
lý sinh sản, công nghệ gen) để tạo ra giống tôm sú bố mẹ sạch bệnh, tạo đàn cá
tra có tỷ lệ philê cao, thịt màu trắng phục vụ xuất khẩu, nâng cao tính cạnh
tranh các sản phẩm thuỷ sản trên thị trường;


Ø Ứng dụng công nghệ tế bào trong nuôi cấy mô để
sản xuất các giống thuần rong biển nhằm chủ động cung cấp giống phục vụ nuôi trồng
rong biển.


b) Bảo tồn, khai thác nguồn gen thuỷ sản:


Ø Phát triển công nghệ bảo quản lạnh gen (bao gồm
bảo quản tinh, trứng, phôi) kết hợp với việc sử dụng marker di truyền để lưu giữ
lâu dài các giống thuần, bảo tồn và khôi phục quỹ gen các giống thuỷ sản bản địa.
Trước mắt, tập trung xây dựng ngân hàng tinh đông lạnh các loài cá, tôm phục vụ
bảo tồn quỹ gen và cung cấp vật liệu cho công tác tạo giống;


Ø Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu sinh học,
công nghệ sinh học tiên tiến của thế giới trong việc bảo quản lạnh lâu dài
tinh, trứng, phôi phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo các giống thuỷ sản có năng
suất, chất lượng cao;


Ø Ứng dụng công nghệ mẫu sinh, phụ sinh trên một
số đối tượng thuỷ sản, chủ động tạo giống nhân tạo, phục vụ bảo tồn quỹ gen và
nâng cao chất lượng giống thuỷ sản;


Ø Phát triển các công nghệ bảo quản các vi tảo
biển, thực vật thuỷ sinh bản địa quý hiếm và tạo ngân hàng vi tảo biển.


c) Thức ăn, phòng trị bệnh và quản lý môi trường thuỷ sản:


Ø Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ enzym,
protein và vi sinh để sản xuất các loại thức ăn cho một số đối tượng nuôi trồng
thuỷ sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng,
cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) có hiệu suất tiêu hoá cao, giá thành hạ,
sinh trưởng tốt, sản phẩm nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;


Ø Ứng dụng sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh ở
các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất các chế phẩm sinh học và bộ kit để
chẩn đoán nhanh, phòng trị có hiệu quả một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm
sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, tôm chân trắng và một số loài cá biển;


Ø Phát triển các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường
sức đề kháng bệnh và phòng trị có hiệu quả bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng ở tôm
sú;


Ø Phát triển các loại vacxin, đặc biệt vacxin
thế hệ mới (vacxin tái tổ hợp, vacxin kỹ thuật gen) để phòng bệnh cho cá, tôm;


Ø Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải
từ nuôi trồng thủy sản;


Ø Phát triển một số chế phẩm, hoạt chất sinh học
để xử lý chất thải thuỷ sản và thay thế hoá chất, kháng sinh sử dụng trong sản
xuất thuỷ sản (đặc biệt trong nuôi tôm sú, cá tra...) góp phần nâng cao hiệu quả
nuôi, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản.


d) Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản:



Ø Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản sau
thu hoạch, chế biến thuỷ sản, an toàn sản phẩm thuỷ sản, xử lý phế thải và chất
thải chế biến thuỷ sản;


Ø Điều tra, tách chiết các hợp chất có hoạt
tính sinh học cao ở sinh vật biển phục vụ làm thuốc chữa bệnh;


Ø Ứng dụng các chế phẩm enzym có hoạt tính cao
trong chế biến sản phẩm thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản
phẩm và tạo mặt hàng mới có giá trị;


Ø Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử
lý phế thải và nước thải từ chế biến thuỷ sản;


Ø Phát triển và áp dụng các phương pháp phát hiện
nhanh, chính xác các tác nhân nguy hiểm và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thực
phẩm thuỷ sản.

https://bioclub.forumvi.com

Admin


Admin

Ngày
22/01/2008 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 14/2008/QĐ-TTg về việc
“Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020” nhằm đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.


Giới thiệu về chương trình Công nghệ Sinh học TP.HCM


Thời kỳ 1986-1990:


Chương
trình CNSH lần đầu tiên được thành lập năm 1986, nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt
động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp của
thành phố và các tỉnh phía Nam, là một trong 15 chương trình KHCN trọng điểm của
thành phố giai đoạn 1986-1990.


Một số thành tựu tiêu biểu chương trình trong thời kỳ này
là:



§ Sản xuất và sử dụng các chất kích thích sinh
trưởng làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng: đã xây dựng được quy trình
lên men xốp sản xuất gibberellin bằng vi sinh vật với giá rẻ hơn 5 lần so với
chế phẩm nhập nội, làm tăng năng suất 30-40% đối với rau ăn lá và một số cây
công nghiệp; quy trình đã được chuyển giao cho đơn vị sản xuất.


§ Sản xuất enzym bromelin từ dứa, ứng dụng để
tạo giá trị gia tăng các protein, cá có giá trị thấp thành sản phẩm có giá trị
cao và ứng dụng trong y dược.


§ Sản xuất thử và hoàn thiện quy trình làm
phân sinh hóa dạng hạt từ than bùn Tam Tân - Củ Chi có bổ sung vi sinh vật cố định
đạm Azotobacter và NPK phù hợp điều kiện đất và sinh lý cây trồng; triển
khai sản xuất thử và tiêu thụ 300 tấn trên thị trường.


§ Chế tạo thành công nội tiết tố HCG từ nước
tiểu phụ nữ có thai, phục vụ sản xuất giống cá và chăn nuôi, sản xuất thử quy
mô 20-50 triệu đơn vị HCG/năm; Năm 1991, Bệnh viện Phụ sản TP. HCM đã sản
xuất được 48,5 triệu đơn vị HCG bằng quy trình này.


§ Thời
kỳ 1991-1995:



§ Mục tiêu của chương trình thời kỳ
này là nghiên cứu và phổ cập các thành tựu mới về sinh học, CNSH và các kỹ thuật
tiến bộ trong nông nghiệp, các giải pháp có hiệu quả nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên ở khu vực, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới.


§ Nội
dung chương trình CNSH thời kỳ 1991-1995 bao gồm:



§
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới về di truyền, sinh hóa, vi sinh để tối ưu
hóa giống cây trồng, vật nuôi; giải quyết vấn đề dinh dưỡng cho đất, cây và
con.


§
Nghiên cứu các chế phẩm vi sinh, chế biến phân hữu cơ từ phế liệu rác của thành
phố.


§
Phòng chống sâu hại bằng các biện pháp sinh học (vi khuẩn, nấm, vi sinh, hormon
...)


§
Sử dụng vi sinh và enzym trong chế biến thực phẩm.


§
Xây dựng pilot CNSH cho việc triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.


§ Kết
quả nghiên cứu tiêu biểu thời kỳ này bao gồm:



§ Nhân giống thành công nhiều cây trồng có ý
nghĩa kinh tế (chuối, đu đủ, cam quýt, cà phê, cỏ ngọt, hoa lan, mía ...) bằng
nuôi cấy mô thực vật, ứng dụng công nghệ này trong sản xuất và nhân giống một số
cây trồng trong sản xuất, chuyển giao công nghệ cho các địa phương.


§ Bước đầu tiếp cận công nghệ gen ở thực vật:
tạo dòng và biểu hiện gen kháng sâu trên cây thuốc lá.


§ Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến
thực phẩm: sản xuất axít citric, enzym alpha-amylase, thủy phân tinh bột tạo dịch
đường glucose, fructose, cải thiện mùi và màu của nước mắm để xuất khẩu…; ứng dụng
vi sinh trong phòng và trị bệnh héo rũ, thối rễ một số loại rau, tạo phân hữu
cơ vi sinh từ rác, tạo bùn hoạt tính để xử lý nước thải công nghiệp.


§ Áp dụng các biện pháp sinh học như bẫy
pheromon, thuốc trừ sâu vi sinh, thuốc thảo mộc để sản xuất rau sạch phục vụ
nhu cầu của nhân dân thành phố.


§ Thời
kỳ 1996-2000:



§ Mục tiêu và nhiệm vụ Chương trình
trong thời kỳ này là triển khai nội dung của Nghị quyết 18/CP của Chính phủ
ngày 11/03/1994 về phát triển công nghệ sinh học (CNSH) ở Việt Nam đến năm
2010, đặc biệt ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp của địa bàn TP.HCM và các
tỉnh phía Nam.


§ Một
số kết quả tiêu biểu của thời kỳ này là:



§ Về trồng trọt, đã nghiên cứu đưa vào sản xuất
hàng chục giống lúa năng suất, phẩm chất cao, có khả năng kháng sâu bệnh cao
vào trên 70% điện tích trồng lúa vụ đông xuân, hè thu của thành phố, góp phần
khắc phục bệnh rầy nâu trên lúa; ứng dụng CNSH để nhân nhanh một số cây ăn trái
có chất lượng cao cung cấp cây giống cho nông dân; tiếp tục phát triển chương
trình vùng rau sạch.


§ Về chăn nuôi, phát triển đàn bò sữa, cải thiện
năng suất cho sữa, phát triển đàn heo giống cấp 1, giống gà năng suất cao, phát
triển chương trình gà thả vườn; sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh Tụ huyết
trùng cho gia súc theo tiêu chuẩn ASEAN.


§ Về chế biến lương thực thực phẩm: sản xuất thành
công chitin, chitosan và các dẫn xuất từ vỏ tôm cua làm nguyên liệu tạo màng mỏng
bán thấm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp thực phẩm và công nghiệp dược; sản xuất thành công maltodextrin từ tinh
bột khoai mì và ứng dụng ở quy mô công nghiệp trong chế biến sữa, cà phê và bột
dinh dưỡng cho trẻ em.


§ Thời
kỳ 2001-2005:



§ Mục tiêu chương trình Công nghệ Sinh
học giai đoạn 2001-2005 là nghiên cứu ứng dụng và phát triển các kỹ thuật công
nghệ sinh học để tăng cường năng lực công nghệ sinh học nội sinh phục vụ nâng
cao năng suất và chất lượng hàng hóa tiêu dùng, bảo vệ môi trường và sức khỏe
con người. Tham gia phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao.


§ Trong các năm sau của thời kỳ này,
đáp ứng với yêu cầu phát triển CNSH hiện đại và tình hình đầu tư mạnh mẽ về cơ
sở phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại của các đơn vị KH&CN về CNSH
trên địa bàn của thành phố, Chương trình CNSH đã chú trọng khuyến khích nghiên
cứu, ứng dụng các công nghệ nền của CNSH.


§ Mục
tiêu và nội dung nghiên cứu đã được điều chỉnh như sau:



§ Về mục tiêu, Chương trình hỗ trợ các nghiên
cứu, phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm CNSH, ứng dụng các kết
quả CNSH trên thế giới trên các lĩnh vực y dược, nông nghiệp, chế biến thực phẩm,
bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết nhiệm vụ kinh tế xã hội bức xúc của
thành phố.


§ Về nội dung, các hướng nghiên cứu được xây dựng
theo các công nghệ nền của CNSH hiện đại, bao gồm:


§ Công nghệ vi sinh vật và công nghệ lên men:phân lập, tuyển chọn và cải tạo giống vi sinh vật từ các nguồn gen trong tự
nhiên, thực phẩm lên men truyền thống nhằm tạo ra giống có hoạt tính và khả
năng cạnh tranh cao để ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi
trường; phát triển các sản phẩm phân bón vi sinh, vi sinh vật trợ sinh
(probiotics), thuốc bảo vệ thực vật, động vật, các chế phẩm vi sinh vật dùng để
xử lý nước, làm sạch môi trường.


§ Công nghệ tế bào thực vật, động vật:
hoàn thiện công nghệ nhân giống vô tính các giống cây trồng mới; ứng dụng công
nghệ nuôi cấy tế bào động vật để sản xuất một số chế phẩm phục vụ chẩn đoán, chữa
bệnh.


§ Công nghệ hóa sinh và enzym:hoàn
thiện công nghệ tạo chế phẩm enzym có giá trị từ nguồn nguyên liệu trong nước,
nghiên cứu các công nghệ tách chiết các dược chất có giá trị cao từ nguồn
nguyên liệu động thực vật, vi sinh vật trên cạn và dưới nước.


§ Công nghệ gen:làm chủ các
kỹ thuật DNA, tái tổ hợp và biến nạp gen ở vi sinh vật, thực vật và động vật,
đưa vào sử dụng các nguồn gen quý trong và ngoài nước. Phát triển các sản phẩm
protein tái tổ hợp dùng trong phòng ngừa, điều trị bệnh ở người, trong sản xuất
công nghiệp và chế biến thực phẩm; ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, phát
triển các sản phẩm phục vụ phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh trên người, vật nuôi,
cây trồng, phục vụ nghiên cứu di truyền, lai tạo, chọn giống vật nuôi.


§ Một
số kết quả tiêu biểu của thời kỳ này bao gồm:



§
Về nông nghiệp:
cải tiến quy trình sản xuất vắc xin phòng bệnh
Tụ huyết trùng trên gia súc của Công ty Thuốc thú y Trung ương II về mật độ vi
trùng, thời gian lên men để tăng năng suất, nâng quy mô sản xuất lên mức 20 triệu
liều/năm; tạo chế phẩm probiotics từ hỗn hợp vi sinh vật sống và enzym phục vụ
chăn nuôi và thủy sản, bước đầu thử nghiệm thành công các chế phẩm trong nuôi
tôm và chăn nuôi heo.


§
Về chế biến thực phẩm:
đã phát triển các sản phẩm đa dạng về
sữa đáp ứng đặc điểm và nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau, cung cấp cho
trên 30 bệnh viện và được tiêu thụ rộng rãi tại thành phố, góp phần làm giảm sự
phụ thuộc vào sữa ngoại nhập; tạo quy trình sản xuất maltodextrin có chỉ số DE
khác nhau và ứng dụng trong chế biến nhiều loại thực phẩm; phát triển hóa chất
và thiết bị đếm ánh sáng để định lượng nhanh vi sinh vật phục vụ giám sát vệ
sinh công cộng và vệ sinh bề mặt trong sản xuất và chế biến thực phẩm; tạo dòng
gen, biểu hiện và tinh chế luciferase tái tổ hợp dùng để định lượng nhanh vi
sinh vật.


§
Về y tế:
đã ứng dụng thành công kỹ thuật di truyền phân tử
ARMS để phát hiện các kiểu đột biến trên gene beta-globin gây bệnh thiếu máu
beta-Thalassemia tại Việt Nam, chế tạo bộ kit, tập huấn chuyển giao quy trình
cho các bệnh viện.

https://bioclub.forumvi.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết